Tuesday, July 19, 2011

Tức Nước Vỡ Bờ.

“Ở đâu có áp bức, ở đó có đấu tranh”. 

Tháng 12 năm 2010, Cánh mạng hoa Nhài được đặt tên theo một lọai hoa của quốc gia Tunisia đã bùng lên từ ngọn lửa tự thiêu của một thanh niên tên Mohamed Bouazizi.   Anh Mohamed, người có bằng đại học, nhưng không kiếm được việc làm phải đẩy xe bán rau cải rong ở thành phố Sidi Bouzid đề nuôi gia đình.  


Anh Bouazizi bị cảnh sát tịch thu tất cả vốn liếng kiếm sống của anh vì anh không chấp nhận đưa tiền hối lộ cho cảnh sát.  Sau khi bị thu tài sản anh tới tòa cảnh sán tỉnh để khiếu nại, nhưnh bị từ chối và bị đối sử tàn tệ  Bị dồn đến bước đường cùng, anh thanh niên trí thức đã quá phẫn uất, tự đem thân mình thắp lên ngọn lửa trong “màn đêm đem tối” với hy vọng tỉnh ngộ giới quan chức.  Sự kiện ấy đả làm bùng lên ngọn lửa đấu tranh của hàng trăm nghìn thanh niên để lật đổ chính quyền tham nhũng Zine El Abidine Ben Ali. Là người cầm đầu chế độ tham nhũng này Ben Ali và băng đảng của ông ung dung sống trên máu mủ của người dân trong suốt 23 năm qua.  Nhưng trước khi bị loại ra khỏi Tusinia, Ben Ali, con rắn đầu độc không nằm im chờ chết, vị Tổng thống quen trị quốc bằng thói độc tài, lại còn một lần nữa cố tìm cách lừa dối, ra lệnh cho bộ máy thông tin, tuyên truyền đổ vấy, vu khống những người biểu tình là “những phần tử quá khích, bạo loạn”. Đồng thời, hối thúc Bộ Nội vụ tung ra mọi lực lượng cảnh sát dã chiến, cảnh sát đặc nhiệm, cảnh sát chống khủng bố để đàn áp quần chúng.  Ben Ali hy vọng sự sợ sệt của người dân đề dập tắt ngọn lửa đấu tranh.  Nhưng người dân không còn sợ nữa, và ông không ngừng được làn sóng đấu tranh của người dân, Ben Ali phải rời khỏi Tunisia,và người dân phải xây dựng lại quê hương tàn nát dưới chế độ bạo cường đó. 

Cuộc cánh mạng đổ máu tại pháp 1789, người nông dân nổi dậy vì bất mãn với chính sách thuế má bất công,nên đã lật đổ chế độ vua Louis XVI để rồi thành lập hiến pháp dân sự.  Đúng 200 năm sau, 2 cuộc cánh mạng bùng nổ, tháng 6 năm 1989, cuộc cách mạng ở Trung Quốc, tiếc thay cuộc đổ máu của nhiều người đấu tranh này không mang đến tự do nhân quyền cho người dân Trung Quốc.  Cuối năm 1989, cuộc cánh mạng Nhung suất pháp từ Ba Lan lan tràn qua những nước theo chế độ xã hội chủ nghĩa và đưa những nước này sang chế độ dân chủ.  Từ đó, mang đến sự sụp đổ chế độ độc tài Cộng Sản trong Liên bang Sô Viết. 

Trong lịch sử, những cuộc cách mạng ôn hòa, không bạo động thì coi là hiệu quả hơn.  Như cuộc cánh mạng dành lại độc lập của Mohandas Ghandi ở Ấn Độ ra khỏi sự cầm quyền của Anh Quốc.  Cuộc cánh mạng này dung pháp lực Satyagraha, có nghĩa là nắm lấy sự thật hay sức mạnh chân lý cùng lòng yêu thương  để thay đổi áp lực.  Ghandi dùng chân lý và sự thật làm nền tảng cho lòng can đảm để chống lại bạo cường, chống lại áp bức và bất công trong xã hội.   Martin Luther King và Nelson Mandela cũng dùng phương pháp này thay đổi những bất công trong chủ nghĩa phân biệt chủng tộc ở Nam Phi Châu cũng như trên lãnh thổ Hoa kỳ.

Thế giới đã cho chúng ta rất nhiều bài học về chuyện đương nhiên này và lịch sử đã ghi lại nhiều cuộc cánh mạng làm thay đổi những chế độ độc tài mà hầu hết thường bắt đầu từ sự tàn ác bóc lột của nhà cầm quyền.  Điều bất hạnh cho lịch sử loài người là không phải cuộc đấu tranh chính nghĩa đòi thay đổi một chế độ bạo cường tồi tệ nào đều đưa đến thànn công dễ dàng mà không phải cần đến sự hy sinh mạng sống.   Có nhiều cuộc cánh mạng nhanh chóng mang lại thanh bình tự do cho xã hội từ một chế độ độc tài tham nhũng thì cũng có nhiều cuộc cách mạng đổ máu tràn lan từ biết bao nhiêu người hy sinh mới có thể mang đến kết quả cho xã hội.  Hay có nhiều cuộc cách mạng biết bao nhiêu người hy sinh, nhưng không thành công như cuôc cách mạng ở Thiên An Môn, Trung Quốc.

Ngày 15 tháng 4 năm 1989, ngọn lửa trong ôn hòa đòi lại nhân quyền ở Thiên An Môn nhấp nhóe từ những người học sinh và người trí thức dựa vào ngày qua đời của ông Hồ Diệu Bang, người mà dân Trung Quốc hy vọng sẽ thay đổi hướng đi của chế độ Công Sản TQ.  Liên mấy ngày sau đó càng ngày càng nhiều học sinh xuống đường biểu tình đòi nhân quyền, đòi tự do dân chủ cùng sự tham nhũng của Đảng Cộng Sản Trung Quốc.  Nhiều báo chí phóng viên từ nước ngoài có mặt tại Thiên An Môn lúc đó đã làm cho nhóm lãnh đạo ở Bắc Kinh bối rối. Nhưng vì không biết làm gì nên họ vẫn để cho sinh viên biểu tình.  Nhiều người trong nhóm lãnh đạo cũng ủng hộ, thậm chí còn có vẻ tỏ ra yểm trợ sinh viên biểu tình.   Sau nhiều ngày biểu tình, các sinh viên quyết định tuyệt thực để phong trào họ được tiếp tục.  Trong lúc gay go đó, Ông Tổng Thư ký Triệu Tử Dương muốn can cả hai, chính quyền và dân biểu tình, nên đã  tới quảng trường với đôi mắt lưng lệ ông đọc một bài diễn văn hối thúc sinh viên chấm dứt cuộc tuyệt thực.  Một phần bài diễn văn của ông đã trở thành câu trích dẫn nổi tiếng, khi ông nói, ám chỉ tới thế hệ người lớn tuổi Trung Quốc, "Chúng tôi đã già, nó không còn là vấn đề với chúng tôi nữa."   Ngược lại, các sinh viên còn trẻ và ông hối thúc họ giữ sức khoẻ và không tự hy sinh mình quá dễ dàng như vậy. Chuyến thăm của Triệu Tử Dương tới quảng trường là lần xuất hiện cuối cùng trước công chúng của ông.  (Nhóm lãnh đạo CSTQ đã cầm giữ ông tại nhà cho đến khi ông chết năm 1995).

Ngày 30 tháng 5, một bức tượng Nữ Thần Dân Chủ được dựng lên trên quảng trường và trở thành biểu tượng cho cuộc biểu tình với toàn thể khán giả TV trên thế giới.  Triệu Tử Dương coi như là một trong một số người trong nhóm lãnh đạo là người ủng hộ sinh viên biều tình, nhưng cũng có nhiều người vẫn không muốn bỏ cái ghế cai trị nên kiếm cách “dập lửa nổ súng.”

Cuộc tấn công vào quảng trường bắt đầu lúc 10:30 tối ngày 3 tháng 6, khi những xe tăng và quân đội vũ trang với lưỡi lê tiến vào từ nhiều hướng đi theo sau là máy ủi. Những chiếc tăng chạy trên đường, bắn thẳng về phía trước và xung quanh, có lẽ đã giết hại và làm bị thương cả một số binh sĩ. Phóng viên BBC Kate Adie miêu tả về hành động "bắn bừa bãi" bên trong quảng trường. Các sinh viên chạy trốn trong các xe buýt bị các nhóm binh sĩ lôi ra và đánh đập bằng những cây gậy lớn.  Những sinh viên đang tìm cách rời khỏi quảng trường cũng bị binh sĩ bao vây và đánh đập.  Nhiều sinh viên đã bị bắn, "Sao anh lại giết chúng tôi?" Tới 5 giờ 40 phút sáng ngày hôm sau, quảng trường đã bị dẹp tan.  Sự tàn ác sảy ra tại Thiên An Môn là một hành động tàn ác dã man nhất trong lịch sử cánh mạng hiện đại.  

Tuy bị dã man tàn ác, ngọn lửa dân chủ không bao giờ bị dập tắt.  Lịch sử nhân loại chứng minh rằng, không một chế độ độc tài tàn ác bạo cường nào được tồi tại.  Người dân sẽ đứng lật đổ chế độ độc tài ấy và lấy lại dân chủ tự do cho xã hội.  Việt Nam cũng thế.  Sự tàn ác dã man của nhà cầm quyền Cộng Sản Việt Nam đã đến lúc tàn.  Người dân sẽ đứng lên, lật đổ chính quyền Cộng Sản Việt Nam nhằm bảo vệ lãnh thổ đất nước, dành lại dân chủ tự do cho tất cả mọi người.  Hy vọng lúc đó nhà cầm quyền CS thỉnh giác rằng, Xã Hội Chủ Nghĩa, lý tưởng Mác Lê là những xảo bá.  Hy vọng rằng, lúc đó, không một người Việt Nam nào phải đổ máu hy sinh tính mạng để mang lại hạnh phúc cho đất nước Viêt Nam.

-Nguyễn Tỵ Nạn.

No comments:

Post a Comment