Kể từ khi chiến dịch “Chúng tôi muốn biết” khởi xướng hôm 2 tháng 9 đến nay, Phạm Thanh Nghiên cho biết công an thường xuyên canh gác, bao vây nhà.
Hồi tuần truớc, một trong số những công an mặc thường phục theo blogger
này ra tiệm cắt tóc để chửi bới, xúc phạm cô rất nặng nề.
Thậm chí, tên này còn đe dọa giết người và đời mang xe đến ủi sập nhà Phạm Thanh Nghiên.
Sự việc càng trở nên nghiêm trọng vào đêm qua, 23/10/2014 khi công an đã
ngang nhiên khóa trái cổng nhà Phạm Thanh Nghiên. Việc này chỉ được
phát hiện khi người cháu trai của Phạm Thanh Nghiên đi chơi về khuya.
Rất lâu sau, một tên côn an mới chịu mang chìa khóa để mở cổng cho cháu trai chị Nghiên vào nhà.
Blogger Phạm Thanh Nghiên gọi đây là 'hành động đáng khinh bỉ'.
Khuôn mặt 2 viên công an khủng bố gia đình blogger Phạm Thanh Nghiên
Trả thù chiến dịch Chúng Tôi Muốn Biết
Theo cựu tù nhân lương tâm này, đây là hành vi trả thù của lực lượng
công an sau khi cô tham gia phát động chiến dịch Chúng Tôi Muốn Biết
nhằm yêu cầu nhà cầm quyền CSVN phải bạch hóa thông tin về Hội nghị
Thành Đô 1990.
Đồng thời, công an Hải Phòng gia tăng khủng bố giữa thời điểm diễn ra
chuyến thăm và làm việc tại Viêt Nam từ ngày 22 đến 26 tháng mười của
Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ đặc trách Dân chủ, Nhân quyền và Lao động.
Phạm Thanh Nghiên từng bị kết án bốn năm tù giam, ba năm quản chế vì đấu
tranh cho Nhân quyền và toàn vẹn lãnh thổ. Hiện cô đang bị cầm tù tại
nhà theo “lệnh” quản chế 3 năm của nhà cầm quyền.
Blogger này cũng nhiều lần bị ngăn cản không cho đi chữa bệnh. Hai năm
nay kể từ khi ra tù, Phạm Thanh Nghiên đã bị triệu tập hàng chục lần để
làm việc với công an và chính quyền địa phương.
Không ít người đã bị bắt, bị sách nhiễu, đe dọa chỉ vì đến Hải Phòng thăm người phụ nữ can đảm này.
Cũng xin nhắc lại, khi mẹ Phạm Thanh Nghiên là bà Nguyễn Thị Lợi qua
đời, nhà cầm quyền cộng sản đã huy động một lực lượng lớn công an, côn
đồ đến để phá tang lễ. Rất nhiều người đã bị ngăn cản ngay tại nhà riêng
để không thể đến chia buồn với Phạm Thanh Nghiên. Một số người khác bị
đánh đập ngay trong tang lễ.
Khi xe chở tro cốt bà Nguyễn Thị Lợi đến nghĩa trang Đằng Lâm, ban quản
lý nghĩa trang này đã ngăn cản và cho biết Ủy ban Nhân dân phường này đã
ra chỉ thị “không cho chôn cất vì lý do liên quan đến chính trị”. Tuy
nhiên, trước sự kiên quyết của gia đình, mọi việc sau đó đã được giải
quyết ổn thỏa.
No comments:
Post a Comment