Danh Chính là tên gọi đúng nghĩa [accuracy], sát với sự thật [truth], căn cứ vào thực trạng [reality]. Rõ
ràng, ngày 30 Tháng Tư năm 1975 là một ngày lịch sử trọng đại. Không ai
có thể chối cãi, gạt bỏ, nói ngược lại, hay quên đi.
Đó là một ngày
đáng ghi nhớ, đáng bảo trọng, học hỏi như một kinh nghiệm sinh tử tối
trọng. Danh có chính, lời mới thuận, mới dễ thực thi.
1. Đối với Đảng CSVN và những Thành Phần Nhị Trùng, Cận Thị, Lú lẫn, Tự mãn
Đối
với Đảng CSVN vừa đoạt quyền và những thành phần nội tuyến hay liên kết
“giai đoạn” trên, Ngày 30 Tháng Tư được gọi là ngày vui của kẻ “thắng
cuộc”. Nhưng thực sự đó lại là ngày liên hoan giả tạo trong một chuỗi dài thủ đoạn chính trị lừa đảo, bất chính:
- Thực sự, cộc chiến Việt Nam (1955-1975) nằm trong “kế hoạch nô lệ hoá toàn cầu của cộng sản đệ tam quốc tế”. Hậu cứ cuộc chiến không phải tại Hà Nội, mà ở Mạc Tư Khoa, Bắc Kinh;
- Hồ Chí Minh chỉ là một tay sai của khối cộng sản đệ tam quốc tế, phải tuân lệnh hay báo cáo với cấp trên, hoặc Staline, hoặc Mao. Chủ tâm ngược đãi, giết hại dân chúng nên Hồ Chí Minh chỉ là một tên “bạo chúa”, một “quân tàn tặc”.
- Kể cả “hư danh tướng” Võ Nguyên Giáp chỉ là người thi hành kế hoạch do cố vấn Trung Quốc Vy Quốc Thanh, Lã Quí Ba trong các cuộc chiến đánh thắng quân Pháp tại miền Bắc và mặt trận Điện Biên Phủ [1954]. Sự giúp đỡ của Trung Cộng còn tiếp tục trong cuộc chiến xâm lăng miền Nam [1963-1975].
Như vậy, ngày 30 tháng Tư 1975
- không phải là ngày “Giải phóng” Miền Nam Việt Nam vì Mặt trận Dân tộc Giải Phóng miền Nam Việt Nam bị giải thể như một dụng cụ phế thải, không cần thiết sau khi hoàn tất sứ mạng giả tạo;
- không phải là ngày giành “độc lập” và “chủ quyền” vì đảng Cộng Sản Việt Nam từ 1950 tới 1975 đã dựa vào Trung Cộng quá nhiều, nên sau đó phải trả nợ. Hậu quả là Việt Nam, từ ranh giới, núi rừng, biển đảo, tới toàn bộ chính quyền đang mất dần vào tay Trung Cộng.
- cũng chưa phải là “Ngày Hoà Bình”, hoà giải dân tộc khi trên đất nước triệu triệu con người đi tù, đói khát, chọn lựa tẩu thoát bằng chân, bằng tàu bè, bằng nhiều cách tự sát, kể cả chọn cái chết liều lĩnh để thoát nạn trong nạn.
- và còn là ngày quân đội, cán bộ và nhân dân miền Bắc “sang mắt”, giác ngộ như cựu cán bộ CS nhà văn Dương Thu Hương đã phải khóc và công nhận “30 tháng Tư 75, nền văn minh đã thua chế độ man rợ”; như các thế hệ trẻ miền Bắc đã bị Đảng lừa; như cựu thượng tá Bùi Tín, sau khi “đào ngũ” tại Pháp, cũng phải phát động xám hối: “Tôi bỏ hết danh vọng hão, chức tước phù du, huân chương mai mỉa, tự hổ thẹn từng cao ngạo vô duyên về chuyện vào dinh Độc lập sớm, xế trưa ngày 30-4, vớ vẩn lạc điệu cả, cá nhân lầm lạc, ngộ nhận hết. Để làm gì cơ chứ? Để đất nước ra nông nỗi này ư ? Độc lập, không! Tự do, không ! Chủ quyền, không ! Về mặt nào cũng đứng dưới 100 nước khác!”
Vậy đối với đảng CSVN tiếm quyền thực-dân thì ngày 30 tháng Tư đáng gọi là “Ngày CS Lừa Đảo Trường Kỳ”.
2. Đối với Hoa Kỳ
Trong cuộc Chiến Tranh Lạnh, Hoa Kỳ dùng Việt Nam làm thí điểm thực hiện Chủ Nghĩa Be-bờ [Containment Doctrine] để:
- bảo toàn an ninh cho khu vực và tránh cảnh các quốc gia tuần tự đổ theo “hiệu ứng Domino”, dưới áp lực cộng sản;
- làm hao mòn đối phương bằng một cuộc chiến ngăn chặn, đề phòng, hạn chế, kéo dài;
- Nhưng phương thức đấu tranh cho lẽ phải và hoà bình đôi khi quá đắt, quá đáng, và quốc sách bị mắc kẹt dưới áp lực chi phối và lạm dụng của cơ sở liên kết “Tập Đoàn-Kỹ Nghệ-Quân Sự” [Military Industrial Complex].
Với cái chủ tâm của Chủ Nghĩa Be-bờ trên:
- quân đội Việt Nam Cộng Hoà chỉ được phép “thi hành” một trận chiến phòng thủ, vừa tiêu mòn, vừa luộm thuộm, vì không ai [kể cả tướng tá Hoa Kỳ] có sáng kiến “đánh thực/thắng thực” [Không-Cốt-Thắng: “No-win policy”, như MacArthur than phiền thời chiến tranh Cao Ly/Triều Tiên]
- Tổng kinh phí của chiến tranh tại Việt Nam một lúc nào đó sẽ bị coi là quá đáng, quá mức chịu đựng của công quỹ Hoa kỳ. Dân chống đối, vì thuế cao, đời sống đắt đỏ. Một số chính khách đã cho rằng CS “thắng cuộc chiến tại Việt Nam trên đường phố Hoa Thịnh Đốn”. Thật vậy, Việt Nam đã mất vào tay CS ngay trong phòng sinh hoạt gia đình tại Hoa Kỳ, chứ không phải nơi chiến trường tại Việt Nam [Vietnam was lost in the living rooms of America--not on the battlefields of Vietnam].
- Và khi tư bản Hoa Kỳ thấy hết lời, hết lợi ích đầu tư, họ rút vốn xoá bài, và mặt trận tiêu thụ nhu liệu đó chấm dứt cái một. Đó là lý do Hiệp Định Paris được ký kết một cách ép uổng [đối với VNCH] vào năm 1973 và sau đó mọi cam kết, hứa hẹn trợ giúp quân sự, bảo trọng thành trì chống cộng tại Việt Nam cũng bị nuốt lời, tẩy xoá [viện cớ Hiệp Định Paris không được Thượng Viện Hoa Kỳ chuẩn chấp].
- Vậy Ngày 30 tháng Tư 1975, khi Đại sứ Graham Martin vội vã lên trực thăng tẩu thoát khỏi Sài Gòn thì thời điểm đó có thể gọi là “Ngày Tư Bản Hoa Kỳ Dẹp-Tiệm-Danh-Dự” trên mảnh đất Việt Nam thua lỗ, để Corporate America có dịp đầu tư vào Trung Quốc.
3. Đối Với Đa số Người Việt Tỵ Nạn Cộng Sản [VTNCS] tại Thế Giới Tự Do và Các Nạn Nhân Bị Kẹt Trong Nước
Người Việt Tỵ Nạn Cộng Sản [VTNCS] là ai?
- Họ không phải là “Việt kiều”, người Việt ở nước ngoài, những di dân kinh tế, du sinh;
- Họ là gần 3 triệu người dân “Việt Tỵ Nạn Chính trị” ["political refugees”] bỏ trốn ra khỏi nước bằng đường bay, đường biển, đường bộ; đã từng chấp nhận mọi hoàn cảnh nguy nan, hãm hiếp, chết chóc, cốt để ra khỏi cảnh tù đày hay địa ngục trần gian của Bác và Đảng. Họ được xếp loại di dân đặc biệt, với những chứng minh thư như Parolee I-94, ODP, HO, chung gốc “political refugees”, hay “réfugiés politiques”, “exilés”, “diaspora”. Họ luôn luôn là Người Việt Tỵ Nạn Cộng Sản vậy.
- Họ là những người Việt tứ xứ, có chung một đất nước, một chính thể tự do, bị CSVN đánh tháo từ Mùa Thu 1945, chiếm đoạt năm 1954, rồi 1975. Vậy những người VTNCS không phải là những người vô tổ quốc [apatrides], mà là những người có tổ quốc, nhưng tổ quốc của họ đã bị CS quốc tế cướp mất.
Vậy Đối Với Đa số Người Việt Tỵ Nạn Cộng Sản tại Thế Giới Tự do và Các Nạn Nhân Yêu Chuộng Bị Kẹt Trong Nước, ngày 30 tháng Tư 1975 phải là “Ngày Quốc Hận” vì:
- cảnh đau đớn, nhục nhã “mất nước” từ 1954;
- sự hãi hùng, oán hận trong “Tháng Tư Đen” 1975 khi người dân yêu chuộng hoà bình, cố gắng bảo vệ tự do trên mảnh đất nhân bản miền Nam Việt Nam thấy bị “đồng minh Hoa Kỳ” bội ước [breach of contract] trong “cam kết” be-bờ cộng sản, xây dựng dân chủ chân chính tại mảnh đất tiền đồn chống Cộng tại Đông Nam Á;
- nỗi ân hận, tủi nhục khi lỡ tính, lỡ chân bị kẹt lại trong nước chìm đắm trong bể khổ của phản trắc: dân tộc bị nô lệ hoá, tù dày, ruồng bỏ, trường kỳ chậm tiến, đói khát, bóc lột, vô gia cư ngay tại xứ sở của mình.
Nếu muốn chuyển hoán nhóm chữ “Ngày Quốc Hận” của Ngày 30 tháng Tư sang ngoại ngữ thì phải cân nhắc, đi sâu vào ý nghĩa căn bản, vào cái tâm của ngữ cảnh [etymological context] đa nguyên, đa dạng trên. Đó có thể là những chữ ghép tương tự của “Vietnam Mourning Day”, “Fall of South Vietnam Memorial Day”, “Vietnam Calamity Remembrance Day” [Tưởng Niệm Ngày Quốc Nạn], “Journée Vietnamienne de Deuil National”, hay gọn gàng, sắc bén là “Resentment Day” để ghi rõ sự ghét bỏ CSVN như một điều bất hạnh trọng đại; một tai ương ghê tởm về ý thức hệ thuộc tội phạm nhân loại.
- Những từ ngữ hay dịch thuật như “Remembrance Day” [Ngày Tưởng Niệm] và “Ngày Diễn Hành Cho Tự Do (“March for Freedom”) lại có vẻ quá mông lung, không đủ tầm vóc so với cảnh khốn khổ, tận cùng bi đát của Ngày 30 tháng Tư tại Việt Nam, của dân tộc Việt Nam. “Tự do” ư, “Mất Mát Được Đền Bù” ư: quá đắt đối với người thoát nạn [chết chóc, hãm hiếp, mất mát, hy sinh]; quá nhỏ so với hơn 80 triệu người Việt đau khổ, bị kẹt trong nước, đang khốn đốn, thất thểu, chịu cảnh tù đày, hủy hại dưới ách đô hộ dã man, quỷ quyệt của CSVN.
- Còn gần đây, với Nghị Quyết SJR 455 “…định danh hiệu ngày 30 tháng Tư, 2013 và mỗi năm sau đó, là “Ngày công nhận người Nam Việt Nam tại Virginia”, vô hình chung, TNS Dick Black và lưỡng viện lập pháp Virginia [dưới ảnh hưởng và chỉ dẫn của hai tổ chức Virginia Asian Chamber of Commerce và the National Congress of Vietnamese Americans] đã làm một sai phạm về mặt chính trị [“politically incorrect deliberation”]: vô tình hay cố ý, họ đã dùng thế lực “lập pháp” để ban bố một chiêu bài tuyên dương mua chuộc sắc dân [thi hành đúng vào ngày 30 tháng Tư] để làm kẹt hay làm loãng uy thế văn hoá lịch sử, giáo dục của “Ngày Quốc Hận”, mà hầu hết các tổ chức cộng đồng, các tổ chức xã hội dân sự, lẫn công dân Hoa Kỳ gốc Việt đang nặng lòng bảo trọng.
- Hơn thế nữa, Resolution SJR 455 khi “được” dịch sang tiếng Việt thành Nghị Quyết 455 đã tráo đổi danh xưng “Ngày công nhận người Nam Việt Nam tại Virginia” [South Vietnamese Recognition Day in Virginia] thành “Ngày Nam Việt Nam ” và còn “được” giải thích thêm trên mạng là “Ngày VNCH” [sic]. Rõ ràng cả hai “pháp nhân hiến định” [legal & constitutional entities] này chưa hề được ghi trong
bất cứ Nghị Quyết hay Resolution nào đã ban hành tại Virginia. Một hành
vi thiếu thiếu minh bạch, sai sự thật như vậy có chủ ý mờ ám và
sẽ không đem lại ích lợi chân chính nào cho ngày 30 tháng Tư.
Muốn hiểu sự đau đớn, tủi nhục, ghê tởm của người Việt Tỵ Nạn CS và của toàn dân Việt Nam bị CSVN đô hộ, bị Trung Cộng doạ nạt, xúc phạm, hành hạ hằng ngày thì người Mỹ, người Âu Châu và người Do Thái phải vạch rõ, coi rõ, nhớ lại vết thương đau kinh hoàng của chính họ, của dân tọc họ. Đó là
- Ngày Xâm Chiếm [Occupation Day] các Thủ Đô Âu châu bởi Đức Quốc Xả, bởi Nga Xô, trước và sau Đệ Nhị Thế Chiến;
- Holocaust của toàn dân Do Thái trên khắp thế giới;
- Ngày Khủng Bố September 11 ngay tại thị trấn New York, ngay trong “lòng đất” của Hoa Kỳ.
4. KẾT LUẬN
Xin
nhắc lại và nói thật rõ: Ngày 30 tháng Tư 1975 không hề giành lại độc
lập và chủ quyền cho dân tộc, cho đất nước, khi đảng Cộng Sản Việt Nam
từ 1950 tới 1975 đã dựa vào Trung Cộng quá nhiều, nên sau đó phải trả
nợ. Hậu quả là Việt Nam, từ ranh giới, núi rừng, biển đảo, tới toàn bộ
chính quyền đang mất dần vào tay Trung Cộng. Như vậy, không những chỉ
người dân miền Nam Việt Nam — kẻ thua trận sau ngày 30 tháng Tư 1975 —,
mà là cả dân Tộc Việt Nam đã và đang “mất nước”, mất tự do, hạnh phúc,
an sinh, mất danh dự làm người có căn cước gốc Việt chân chính, tử tế,
nhân đạo.
Sau 38 năm lang bạt khắp nơi trên thế giới, Người Việt Tỵ Nạn Cộng Sản và con cháu họ vẫn có
đủ thẩm quyền lịch sử, truyền thống và pháp lý để nói mình “mất nước”,
bị tước đoạt căn cước, thân phận và tài sản, và do đó có đủ tư cách kêu
gào, công bố, nhắc nhở, bảo trọng “Ngày Quốc Hận”. Việt Nam Cộng Hoà bị bức tử, dân tộc bị chết oan, tù đày, nô hoá mãi mãi phải được ghi nhận là một Quốc Nạn trong dòng lịch sử Việt.
Đến
ngày nay, 38 năm sau ngày 30 tháng Tứ 1975, đa số người Việt trong và
ngoài nước không hề quên những tội ác của CSVN, những hành vi bất nhân,
những bạo hành ám hại dân, phá hoại đất nước của một chế độ tồi tệ, gian
ác, nhiễm trùng, nhiễm độc. Và đến ngày nay, đa số Người Việt Tỵ Nạn
CS không hề a tòng với kẻ phạm pháp, và cũng không hề mong muốn Cộng Sản
tiếp tục thao túng trên đất nước hay phá hủy dân tộc Việt Nam ở bất cứ
đâu.
Đảng
viên cộng-sản dù có đổi danh tính, tân trang căn cước hay nguỵ tạo nhãn
hiệu thành đại gia, mafia tư bản đỏ, họ vẫn là tai ương nhân tạo, là tệ
đoan xã hội, là nọc độc phải gạt bỏ.
Chỉ
khi CSVN cáo chung, khi toàn dân Việt Nam truy hồi lại đất nước, đòi
được lại ranh giới, núi rừng, biển đảo; truy sách lại tài sản, tự do,
nhân phẩm ngay trên xứ sở mình; và dõng dạc tuyên bố trả lại sự thật cho
lịch sử và tư tưởng Việt, chỉ lúc đó, giai đoạn đó mới hết có “Ngày Quốc Hận” trong tâm trí người Việt Nam.
No comments:
Post a Comment