Khi trời bắt đầu tối, ba tôi lấy cái túi nhỏ mà chúng tôi mang cơm để ăn trưa, nói là cơm, chứ cái túi đó đựng mấy củ khoai mì mà mẹ tôi đưa cho bố tôi lúc sáng. Ngồi dựa lưng vào cái bờ ruộng, ba tôi ngó qua ngó lại, không còn một bóng người, ai cũng về nhà. Ngoài cánh đồng, gió nhẹ nhẹ thổi. Ba tôi, lấy trong cái túi đựng khoai ra cái máy radio nhỏ mà ông nội tôi cho bố tôi trước khi ông nội chết. Thường thì ba tôi lén nghe đài BBC hay VOA ở nhà trong lúc đêm khuya, nhưng ba tôi rất sợ, vì công an có thể vào nhà tôi khám bất cứ lúc nào, vì chúng tôi bị cộng sản gọi là bọn "ngụy." Nhưng hôm nay, ba tôi nói là ba tôi muốn nghe ở đây, vì nghe ở ngoài ruộng, công an đột nhập vào được mà bọn công an cũng không biết mình ở đây nữa . Ba tôi vặn cái máy rất là nhỏ, nên phải để gần sát tai mới nghe được. Ba tôi cũng để tôi ghé sát cái tai vào gần cái máy. Ba tôi rất thích nghe tin tức từ nước ngòai, nhưnh chính quyền cộng sản lúc đó cấm chỉ không ai được nghe tin tức từ nước ngoài, thậm chí không được nghe nhạc trước ngày 30/4/1975. Nhưng vì ba tôi muốn nghe tin tức và được hưởng vài phút tự do khi nghe được tin tức từ đài BBC hay VOA. Nếu công an mà bắt được ba tôi nghe tin tức từ đài BBC VOA chắc chắn họ sẽ không tha cho ba tôi. Thường khi sau tin tức thì có bài hát trước khi kết thúc chương trình, bài hát hôm đó là bài 54-75. Một giọng đàn bà hát. Tôi chỉ nghe và hiểu sơ về ý nghĩa của bài hát. Nghe xong bài hát cũng là lúc người trên đài nói kết thúc chương trình và hẹn lại ngày mai trên làn sóng. Ba tôi tắt máy và bỏ lại cái máy trong cái bao nhựa, và bỏ trong cái túi đựng khoai.
Trên đường về, ba tôi nói với tôi là ba tôi được ông nội tôi mang cả gia đình trốn vào nam, lúc đó ba tôi 15 tuổi. Ba tôi nói ba tôi nhớ miền bắc, và ước gì được trở lại để thăm. Lúc đó tôi còn nhỏ nên không hiểu ba tôi cho lắm.
Mấy tháng sau, tôi đi vượt biên, lúc đó tôi 14 tuổi. Khi tới đảo Bidong, tôi nghe được lại bài 54-75 do nhạc sỹ Phạm Duy sáng tác, và người hát là ca sỹ Khánh Ly. Khi nghe bài này trên đảo Bidong, tôi nhớ đến ba tôi, một người đã một lần trốn Cộng Sản di cư từ Bắc vào Nam năm 1954.
Đúng là thân phận cha con chúng tôi. Hai mươi năm là hai lần chúng tôi xa quê. Nhưng trong bốn mươi năm, cha con chúng tôi ba lần biệt xứ, vì 1995, ba tôi một lần nữa được thoát thân khỏi chính quyền Cộng Sản Việt Nam và được định cư tại Mỹ. Chúng tôi theo tự do, chúng tôi phải bỏ hết giang sơn, để đi tỵ nạn ở nước người.
-Nguyễn Tỵ Nạn.
1954-1975
Tác giả: Phạm Duy
Một ngày năm bốn, cha bỏ quê xa
Chốn đất chôn nhau, cắt rốn bao nhiêu đời
Một ngày năm bốn, cha bỏ phương trời
Một miền Bắc tối tăm mưa phùn rơi
Một ngày năm bốn, cha bỏ Sơn Tây
Dắt díu con thơ, vô sống nơi Biên Hòa
Dù là xa đó, vẫn là nước nhà
Và miền nắng soi vui gia đình ta!
Một ngày bảy lăm, con bỏ nước ra đi
Hai mươi năm là hai lần ta biệt xứ
Giờ cha lưu đày ở ngay trên đất ta
Và giờ con lưu đày ở đây trên xứ lạ!
Một ngày năm bốn, cha lùi quê hương
Lánh Bắc vô Nam, cha muốn xa bạo cường
Một ngày bảy lăm, đúng ở cuối đường
Loài quỷ dữ xua con ra đại dương!
Một ngày năm bốn, xa mộ ông cha
Với lũy tre xanh, khóm chuối bên sau nhà
Một ngày năm bốn, cha phải chia lìa
Cùng mảnh đất, nóc gia cha làm ra
Một ngày năm bốn, ôi Thành ô ơi!
Tiễn bước cha đi, vẫn giữ tên muôn đời
Hà Nội yêu quý không thể ngăn người
Vì người đã ra đi theo Tự Do
Một ngày bảy lăm, con bỏ hết giang sơn
Hai mươi năm tình, yêu người yêu cuộc sống!
Giờ nơi nước mình niềm đau thay nỗi vui
Sài-gòn đã chết rồi, phải mang tên xác người
Một ngày dĩ vãng, ôi gần hay xa!
ất nước hai phen chúng kiến bao chia lìa
Đời của cha con: hai lần vẫy chào
Chào từ giã quê hương trong khổ đau
Đời hai lần ta bỏ quê bỏ nước
Phải nuôi ngày sau về ôm Tổ Quốc.
No comments:
Post a Comment