Hội Nghị Việt Kiều ở Hà Nội ngày 26-11-2009 và chính sách đối với người Việt hải ngoại của Đảng Cộng Sản và Nhà nước Hà Nội ngày nay, chúng ta nên nhắc lại chính sách của Hà Nội đối với người Việt hải ngoại và dân Miền nam sau 30-04-75 để một lần nữa thấy rõ bản chất của chế độ này.
Sau 30-04-75, nhà cầm quyền ở Hà Nội không coi những người bỏ nước ra đi tỵ nạn cộng sản là nhân dân Việt nam. Chẳng phải riêng đối với những người vượt biên, mà ngay đối với nhân dân Miền nam lúc bấy giờ, nhà cầm quyền CS Hà Nội cũng có chính sách phân biệt đối xử, gọi dân Miền nam là “dân ngụy, bọn Mỹ ngụy ”một cách miệt thị, tìm mọi cách khủng bố tinh thần, trù dập, hành hạ để trả thù giai cấp. Không may, “tiến nhanh tiến mạnh lên Chủ nghĩa xã hội” ngày càng tiến gần vực thẳm nên Đảng và Nhà nước phải hạ giọng tỏ lời vuốt ve người việt hải ngoại để chiêu dụ họ về với Đảng và Nhà nước. Ở trong nước, Hà Nội thay đổi cách đối xử với dân miền nam cũ, không dùng tiếng “dân ngụy” nữa. Không dòm ngó, gây khó khăn với gia đình có người vượt biển. Sự thay đổi này bắt đầu rõ nét từ đầu thập niên 90 để Đảng tìm thế trụ lại sau biến cố Liên sô và Đông âu sụp đổ. Hà nội bèn đưa ra Nghị quyết 08 tháng 11 năm 1993 “Chính sách và công tác đối với người Việt nam ở nước ngoài”. Nghị quyết 36 ban hành 26 tháng 03 năm 2004 tiếp theo không gì khác hơn Nghị quyết kia, chỉ đổi mới cho phù hợp với tình hình mới, thêm một số chi tiết và giọng điệu êm dịu hơn, kèm theo một kinh phí khá lớn để tổ chức một mặt trận hùng hậu “Đại đoàn kết dân tộc ” nhằm chài “Việt kiều” về với Đảng và Nhà nước. Nay, Hà Nội bắt đầu gọi người Việt hải ngoại là “một bộ phận không thể tách rời của cộng đồng dân tộc”. Chưa đủ thắm thía tình nghĩa, Đỗ Mười còn cất cao tiếng hót “những khúc ruột ở bên ngoài ngàn dặm của dân tộc”. Nhưng trước đây, sau khi chiếm được Miền nam, tập đoàn Hà Nội đã không tiếc những lời thô bỉ dành cho dân Miền nam. Trong một Hội nghị tại Hà nội năm 1975, Trần Phương, Chủ nhiệm Ủy Ban Khoa học xã hội nói trước cán bộ ví Miền nam như một con điếm chàng hảng cho Mỹ làm tình để đổi lấy viện trợ . Còn Lê Duẩn mạt sát những người di tản: “Một bọn ma-cô, đĩ điếm”, Phạm văn Đồng: “bọn phản quốc” và báo chí thì đồng loạt hùa theo: “Những đồ rác rưởi trôi dạc khắp năm châu bốn biển, cặn bã xã hội, trây lười lao động, ngại khó ngại khổ, chạy theo bơ thừa sửa cặn”(1). Riêng Nguyên Bộ trưởng Y tế Nguyễn Trọng Nhân còn bộc lộ tư tưởng thù hằn theo ý hệ ta/địch đối với dân Miền nam nên tuyên bố trong một cuộc phỏng vấn năm 1993 tại Amsterdam, Hòa lan: “Những người di tản đáng bị chặt đầu ”(2). Vì lời tuyên bố của người Đại diện nhà cầm quyền Hà nội đầy sắt máu, bị dư luận ngoại quốc phản ứng rất mạnh nên sau đó Hà nội có đính chánh, nhưng lời đính chánh đó quanh co, không đủ sức thuyết phục. Chẳng những miệt thị dân Miền nam bằng lời nói, Hà nội còn chỉ thị cho công an biên phòng, cụ thể năm 76, tại Cần giờ, hãy dùng súng cối B40 bắn thẳng vào ghe tàu vượt biên khi thấy không còn đuổi theo bắt lại được.
Hà Nội ý thức rõ chiếm được Miền nam năm 75 chỉ mới thống nhứt được về mặt lãnh thổ. Hà Nội chỉ muốn tranh thủ khối người Việt hải ngoại để họ phục vụ cho quyền lợi của Đảng mà thôi. Trên Tạp Chí cộng sản tháng 6/2003, Phạm Thế Duyệt, nguyên Chủ tịch Mặt trận Tổ quốc, nói rõ chủ trương của Đảng cộng sản về chính sách Đại đoàn kết là “Đại đoàn kết trên nền tảng liên minh giữa giai cấp công nhân với nông dân và đội ngũ trí thức....dưới sự lãnh đạo của Đảng”. Vẫn theo Phạm Thế Duyệt, Đại đoàn kết dân tộc trở thành một nhân tố quan trọng để giúp Đảng vượt qua phong ba bão táp” và “Đảng thật sự là hạt nhân lãnh đạo khối đại đoàn kết toàn dân”. Đồng thời, Mai Chí Thọ, cựu Bộ trưởng Bộ Công an, trong một buổi họp nội bộ, theo báo Diễn Đàn tháng 4/2004, Paris, tuyên bố “Đại đoàn kết dân tộc” là để cho “Đảng có thể độc quyền lãnh đạo”. Lê Khả Phiêu, nguyên Tổng bí thư Đảng cộng sản, trong một báo cáo chính trị trước Đại hội đảng lần IX, tháng 4/2001, giải thích về chính sách Đại đoàn kết “ Khối Đại đoàn kết toàn dân trong Mặt trận Tổ quốc..... phải đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng (Nhân Dân, 24/04/2001).
Thật ra, chủ trương đoàn kết toàn dân không phải là điều mới mẻ. Hà Nội trước đây đã nhiều lần dùng cái chiêu bài này, kêu gọi đoàn kết. Thập niên 40, để đoàn kết, Hồ Chí minh và Đảng cộng sản lập ra Mặt trận Việt minh để đoàn kết các Tổ chức chống thực dân Pháp giành độc lập đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản, Mặt trận Liên Việt để đoàn kết thêm các tổ chức phi chính trị và cả cá nhân do Cụ Huỳnh Thúc Kháng, một trí thức nho sĩ không cộng sản lãnh đạo (Nhưng Cộng sản vẫn núp bên trong để kiểm soát) . Mục đích của cộng sản nhằm đoàn ngũ hóa dân chúng để độc quyền lãnh đạo kháng chiến đánh thực dân Pháp. Vừa khi đình chiến, có cả triệu người Miền Bắc di cư vào Nam năm 1954 lánh nạn cộng sản.
Sau 30-04-75, hơn 2 triệu người từ Miền nam liều chết vượt biển tìm tự do. Điều đáng chú ý là có cả đảng viên cộng sản cao cấp cũng di tản, ly khai, bỏ đảng và quyết liệt chống lại đảng, đòi thực thi dân chủ ở Việt nam.
Như vậy quá đủ để thấy từ Hồ Chí Minh đến Nông Đức Mạnh vừa qua và Nguyễn Phú Trọng ngày nay, chính sách Đại đoàn kết Dân tộc của Hà nội là tập họp toàn dân đặt đưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản thông qua Mặt trận Tổ quốc hiện nay. Với cộng sản, không bao giờ có đại đoàn kết thật sự nhằm thực hiện hòa giải dân tộc, mọi người dân được tự do, bình đẳng trên cơ sở sự đồng thuận chung theo chế độ dân chủ tự do để phát huy sức mạnh dân tộc.
Cuối cùng, câu nói của vị cố TT Nguyễn Văn Thiệu, “Đừng tin những gì Cộng Sản nói. Mà hãy nhìn kỹ những gì Cộng Sản làm”, vẫn còn hiệu lực và chính đáng. Câu bất hữu này nên ghi nhớ trong lịch sử Việt Nam để thế hệ sau thấu hiểu rằng lời ngọn ngào kêu gọi của CS tòan những lời sảo bá. Một trong những lý do Đảng CS Việt Nam vẫn còn tồn tại đến ngày hôm nay là vì còn nhiều người còn quá ngây thơ tin vào những lời ngọn ngào dối trá. Ai, những người vẫn ngây thơ, vì đồng bào và vì sơn hà, xin bỏ chút thời gian nghẫm nghĩ câu nói bất hữu này.
-Nguyễn Tỵ Nạn.
(2) Far Eastern Economic Review, 18-11-93, Hongkong , tr 11.
No comments:
Post a Comment